Hệ thống chuyển giao kỹ thuật hồi phục cho giáo viên.

8:00 - 20:00 (Tất cả các ngày trong tuần)

Bài 51: Hướng dẫn trẻ nói “Kia là cái gì?”

  • Đánh giá:

 Các bước dạy trẻ:  



1. Trong khi hướng dẫn trẻ:



- Đặt lên bàn trước mặt trẻ bốn bức tranh mà
trẻ có thể nhận biết  được. Yêu cầu trẻ chú ý và nói : “Nói cho mẹ biết
con nhìn thấy cái gì trên bàn”.



+) Gợi ý cho trẻ:  Cầm tay trẻ hướng
dẫn và nói mẫu cho trẻ, chỉ vào đúng các bức tranh từ trái sang phải và
nhận biết các bức tranh đó



VD: Con mèo, quả bóng, cái cây, quả táo



+) Khen và thưởng cho câu trả  lời
của trẻ và càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Làm lại một vài lần nữa, sau đó
lấy một trong các bức tranh mà trẻ đã biết ra và thay vào đó là một bức
tranh mà trẻ chưa biết.



- Yêu cầu trẻ:  “Nói cho mẹ biết con
nhìn thấy gì trên bàn”.



+) Gợi ý cho trẻ: Biết (vừa cầm tay vừa hướng
dẫn vừa nói) để trẻ chỉ vào từng bức tranh từ trái sang phải và nhận biết
đúng (VD: “con mèo, quả bóng”). Ngay khi trẻ chỉ vào bức tranh mà trẻ chưa
biết, hãy gợi ý để trẻ hỏi: “Kia là cái gì ?”. 



+) Khen và thưởng cho trẻ (VD: có thể khen
ngợi trẻ : “Con giỏi lắm”) và trả lời câu hỏi đó (VD:  “Đó là chiếc máy
hút bụi”).

+) Mỗi lần thực hiện lại bày tranh theo
kiểu mới, mỗi lần gồm 3 bức  tranh trẻ đã biết và một bức tranh trẻ chưa
biết, trong đó mỗi lần thực hiện lại thay đổi cách bố trí tranh. Khen và
thưởng cho câu trả lời của trẻ và càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối
cùng chỉ khen và thưởng mỗi khi trẻ trả lời đúng mà không cần gợi ý



2. Trong khi dạo quanh khu nhà:



 Để nhiều loại đồ vật mà trẻ chưa biết ở
khắp mọi nơi trong nhà. Nên đặt những vật đó ở những nơi mà đúng ra không phải
là nơi để của chúng



VD: Bạn đặt một chiếc pít - tông trong phòng ngủ. Sau đó
đưa trẻ đi dạo trong khu nhà. Khi bạn và trẻ nhìn thấy một vật mà trẻ chưa
biết, hãy gợi ý cho trẻ chỉ vào vật đó và hỏi: “Kia là cái gì?”. 



Khen thưởng lại câu hỏi của trẻ (VD: có
thể khen ngợi trẻ : “Con giỏi lắm”) đồng thời trả lời câu hỏi đó (VD: đó là cái
pít - tông). Cứ mỗi lần nhìn thấy một đồ vật mà trẻ chưa biết lại làm  như
vậy. Càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, dần dần khen và thưởng cho trẻ mà ít
phải gợi ý nhất. Cuối cùng chỉ khen và thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ trả lời
đúng mà không cần gợi ý. 



Giáo cụ: Các đồ vật mà trẻ đã biết hoặc chưa biết. 



Điều kiện trước tiên:Trẻ biết nhận biết đồ vật, bắt trước câu
hỏi: “Kia là cái gì?”, biết nói:  “Con không biết” với những đồ vật và
tranh ảnh mà trẻ biết. 



Gợi ý cách dạy: Đặt câu hỏi mẫu cho trẻ. Có thể kéo dài
thời gian bằng cách làm mẫu câu  hỏi ngay sau khi trẻ chỉ vào những đồ vật
hay tranh ảnh mà trẻ biết. Mỗi lần thực hiện 2 giây  đồng thời giảm dần
gợi ý cho trẻ. Làm mẫu ngữ điệu của câu hỏi để trẻ làm theo. 



 



























Chỉ dẫn



Trẻ thực hiện



Ngày
hướng dẫn



Ngày trẻ tiếp thu được



(1)
“Hãy nói con nhìn thấy cái gì trên bàn” 


(2)
Không gợi ý
 



(1-2).“Kia là cái gì ?”



1.



2.




 



Gợi ý bổ trợ: Hãy xác định trước những đồ vật mà trẻ
biết hoặc chưa biết. Khuyến khích  việc nêu câu hỏi trong các tình huống
tự nhiên (VD: khi xem sách, khi đang đi dạo). Nên  sử dụng các tranh ảnh
có sức hấp dẫn đối với trẻ.

"Xin tặng bạn tấm bản đồ đường tắt giúp con hồi phục nhanh chóng.
Xin hãy để lại Họ Tên, Số Điện Thoại và Email để nhận ngay tấm bản đồ bí mật.
Tấm bản đồ đã giúp hàng nghìn trẻ Tự Kỷ, Tăng Động và Chậm Nói hồi phục nhanh chóng."

Tư vấn

Bài viết liên quan

Bản quyền thuộc Hệ thống giáo viên Hồi phục Trẻ Tự Kỷ - Tăng Động - TreTuKy.vn